|
Vùng trách nhiệm VNMCC |
Ngày 02 tháng 04 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Số:19/2013/QĐ-TTg về Quy chế cung cấp, quản lý, khai thác dữ liệu phao Cospas-Sarsat và tiếp nhận, xử lý, truyền phát thông tin báo động cấp cứu Cospas-Sarsat. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2013. Quyết định cũng đã quy định về các bộ ngành chịu trách nhiệm thi hành là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành.
Vậy, trước hết chúng ta cần biết Tổ chức Cospas-Sarsat? Tổ chức Cospas-Sarsat là Tổ chức thông tin vệ tinh tìm kiếm, cứu nạn quốc tế, do các nước tự nguyện gia nhập với tôn chỉ mục đích là nhân đạo, hiện có trụ sở tại 2450-700 de la Gauchetière Ouest, Montréal, Québec, Canada. Hệ thống Cospas-Sarsat là hệ thống thông tin vệ tinh toàn cầu của Tổ chức Cospas-Sarsat, cung cấp thông tin báo động cấp cứu và thông tin vị trí trợ giúp hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Trong thông tin này thường bao gồm các Mã nhận dạng của Phao đó và dữ liệu về vị trí. Từ các thông tin này giúp Cơ quan Tìm kiếm Cứu nạn trên toàn thế giới biết được ai bị nạn và bị nạn ở đâu.
Theo thống kê trên hệ thống Cospas-Sarsat trung bình mỗi ngày có sự kiện liên quan đến cấp cứu được hệ thống xử lý, đây là thể hiện sự quan trọng của hệ thống.
Khi bạn trang bị phao Cospas-Sarsat, là thiết bị thực sự có sức mạnh mẽ, thể hiện ở giá trị thông tin Cospas-Sarsat của nó. Sức mạnh của thông tin này được quy định về thông tin phát trên tần số 406 MHz, là tần số cứu nạn quốc tế. Khi tín hiệu này được phát thì tất cả các nơi trên thế giới hiểu rằng đó là tín hiệu cứu nạn giống như khi đi trên đường chúng ta nghe tiếng “Cứu! Cứu! Cứu!”, và phải luôn được hiểu rằng đang có ai đó đang bị nạn cần sự trợ giúp của bạn, cho dù người đó có chủ ý chêu đùa bạn đi chăng nữa (tương ứng với việc báo nạn giả).
Về nguyên tắc trong Thông tin Vô tuyến điện khi thu tần số đặc biệt này, máy thu được bất cứ thông tin trên tần số này, sẽ được báo động bằng âm thanh hình ảnh dễ nhận ra, và các Cơ quan Tìm kiếm Cứu nạn trên toàn thế giới từ hàng hải, hàng không và trên đất liền sẽ trợ giúp bạn. Không những thế, một số Phao còn được tích hợp bị song song máy phát tần số 121.5 MHz.
Cụ thể, Phao Cospas-Sarsat là thiết bị thuộc hệ thống Cospas-Sarsat dùng để truyền phát thông tin báo động, cấp cứu và chỉ báo vị trí qua vệ tinh, trợ giúp cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; bao gồm các loại: Phao EPIRB, phao SSAS, phao ELT và phao PLB.
-
Phao EPIRB (Emergency Position Indicating Radio Beacon) là thiết bị chỉ báo vị trí cấp cứu sử dụng sóng vô tuyến trên tần số 406MHz, được lắp đặt, sử dụng trên tàu biển và công trình biển hoạt động ngoài khơi.
-
Phao ELT (Emergency Locator Transmitter) là thiết bị phát tín hiệu vị trí khẩn cấp sử dụng sóng vô tuyến điện trên tần số 406MHz chuyên dùng trên tàu bay.
-
Phao PLB (Personal Locator Beacon) là thiết bị phát tín hiệu vị trí sử dụng sóng vô tuyến trên tần số 406Mhz chuyên dùng cho phương tiện, con người hoạt động trên đất liền.
Tại Việt Nam, dữ liệu phao Cospas-Sarsat được quản lý tập trung, thống nhất tại Trung tâm VNMCC và bảo đảm tính sẵn sàng sử dụng theo chế độ 24/7. Người sử dụng phao, khi có sự thay đổi dữ liệu phao Cospas-Sarsat phải kịp thời được điều chỉnh, cập nhật. Dữ liệu phao Cospas-Sarsat được khai thác theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đảm bảo an toàn, hiệu quả vì mục đích nhân đạo.
Trung tâm điều hành thông tin vệ tinh Cospas-Sarsat Việt Nam có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: “Vietnam Mission Control Centre”, viết tắt là VNMCC có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là: Tiếp nhận dữ liệu phao Cospas-Sarsat từ chủ phao- người sử dụng Phao; Thu nhận, xử lý, phân phối thông tin Cospas-Sarsat trợ giúp hoạt động tìm kiếm cứu nạn; Phối hợp, trao đổi dữ liệu với các MCC quốc gia khác trong hệ thống Cospas-Sarsat; Xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về phao Cospas-Sarsat; Cung cấp dữ liệu phao Cospas-Sarsat của Việt Nam cho Tổ chức Cospas-Sarsat và các cơ quan, tổ chức của Việt Nam có trách nhiệm về công tác tìm kiếm, cứu nạn; Quản lý, vận hành cơ sở vật chất hạ tầng hệ thống Cospas-Sarsat theo quy định của pháp luật; Định kỳ sáu tháng và hàng năm báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam về việc tiếp nhận, quản lý, khai thác dữ liệu phao Cospas-Sarsat và tiếp nhận, xử lý và truyền phát thông tin Cospas-Sarsat.
Tiếp nhận thông tin Cospas-Sarsat: Bên cạnh tiếp nhận thông tin từ các MCC khác, VNMCC tiếp nhận trực tiếp thông tin từ VNLUT được nhận thông qua chùm vệ tinh tầm thấp của Cospas-Sarsat Xử lý thông tin Cospas-Sarsat dựa trên nguyên tắc tiếp nhận, xử lý và truyền phát thông tin của tổ chức Cospas-Sarsat quy định. Đảm bảo tiếp nhận, xử lý và truyền phát kịp thời, chính xác, tới các tổ chức phối hợp tìm kiếm cứu nạn theo quy định của Tổ chức Cospas-Sarsat. Qúa trình tiếp nhận, xử lý và truyền phát thông tin Cospas-Sarsat tại Việt Nam thường diễn ra như sau:
-
Đối với thông tin tiếp nhận trong vùng trách nhiệm VNMCC: Trung tâm VNMCC xử lý thông tin báo động cấp cứu từ phao Cospas-Sarsat qua hệ thống Cospas-Sarsat; phân tích, xác minh và truyền phát thông tin tới các tổ chức liên quan dưới đây: Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam, đối với thông tin Cospas-Sarsat từ phao EPIRB; Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm, cứu nạn Hàng không, đối với thông tin Cospas-Sarsat từ phao ELT; Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm, cứu nạn đối với thông tin Cospas-Sarsat từ phao PLB; Các tổ chức có thẩm quyền liên quan khác đối với các thông tin báo động, cấp cứu tiếp nhận từ phao Cospas-Sarsat.
-
Đối với thông tin báo động cấp cứu từ phao Cospas-Sarsat tiếp nhận ngoài vùng trách nhiệm VNMCC: Thực hiện theo Kế hoạch phân phối dữ liệu của hệ thống Cospas-Sarsat.
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu toàn bộ việc tiếp nhận, xử lý, truyền phát thông tin báo động cấp cứu Cospas-Sarsat tại Việt Nam.
Xuân Đông