• Điện thoại: +84-(0)225 382 2181
  • Fax: +84-(0)225 384 2979

Trách nhiệm của các bên trong việc giảm thiểu báo động cấp cứu giả

Thứ Tư, 16/08/2017, 10:48 GMT+7

(Vnmcc) - Trách nhiệm của các bên trong việc giảm thiểu báo động cấp cứu giả.

I. Đối với các nhà sản xuất, cung cấp và lắp đặt thiết bị

.1 Thiết kế thiết bị báo động cấp cứu bảo đảm:

.1.1 Thiết bị không có khả năng phát báo động cấp cứu giả.

.1.2 Bảng điều khiển khẩn cấp phải ở vị trí tách biệt với bảng điều khiển thông thường, và được lắp đặt có nắp bảo vệ bên ngoài, các công tắc trên bảng điều khiển phải được phân loại rõ ràng bằng màu sắc

.1.3 Phải có sự sắp đặt theo tiêu chuẩn đối với các bảng điều khiển và có các quy trình vận hành phù hợp.

.2 Thiết kế các chức năng kiểm thử sao cho khi thử các thiết bị GMDSS sẽ không gây ra báo động cấp cứu giả;

.3 Bảo đảm rằng bất kỳ kích hoạt báo động cấp cứu nào cũng phải có tín hiệu chỉ báo (hoặc bằng âm thanh, đèn, ..hoặc cả hai) cho tới khi chúng ngừng kích hoạt bằng nhân công;

.4 Đảm bảo vị trí phao EPIRB trên tàu, công tác lắp đặt (bao gồm cơ chế giải phóng và kích hoạt phao) và các thủ tục xử lý ngăn ngừa việc kích hoạt không mong muốn (thiết kế phao EPIRB sao cho khi rời khỏi giá đỡ thì nó phải chìm xuống nước để tự động kích hoạt, và sao cho khi hoạt động bằng nhân công thì phải có hành động kích hoạt theo hai thao tác);

.5 Cung cấp tài liệu hướng dẫn vận hành rõ ràng và chính xác, dễ hiểu (phải tách ra 2 phần: bảo dưỡng và vận hành; phải viết bằng cả tiếng Anh và ngôn ngữ được cho là cần thiết khác);

.6 Đảm bảo phải cung cấp hướng dẫn cần thiết cho nhân viên trên tàu, đặc biệt chú ý đến các quy trình vận hành đối với bất kỳ thiết bị GMDSS lắp đặt trên tàu (phải ghi lại các hướng dẫn đã được cung cấp);

.7 Đảm bảo nhân viên cung cấp và lắp đặt hiểu được thiết bị GMDSS hoạt động như thế nào và hậu quả của việc phát báo động cấp cứu giả.

 

II. Đối với người hướng dẫn và các nhà đào tạo

.1 Đảm bảo các trung tâm đào tạo hàng hải phải được biết và đưa vào các chương trình giảng dạy các vấn đề về báo động cấp cứu giả và hướng dẫn các thủ tục về SAR, GMDSS, vv, và các thủ tục phải tuân thủ nếu có một báo động cấp cứu giả được phát đi,

.2 Sử dụng các trường hợp thực tế khách quan  để làm các ví dụ;

.3 Nhấn mạnh vào sự cần thiết phải tránh báo động cấp cứu giả; và

.4 Đảm bảo rằng không có báo động cấp cứu giả xảy ra khi thực hiện đào tạo trên thiết bị GMDSS.

 

III Đối với các công ty, thuyền trưởng và thuyền viên

.1 Đảm bảo rằng tất cả các nhân viên được cấp chứng chỉ GMDSS chịu trách nhiệm gửi báo động cấp cứu đã được hướng dẫn và có đủ khả năng vận hành, thiết bị vô tuyến điện cụ thể trên tàu;

.2 Đảm bảo người chịu trách nhiệm thông tin liên lạc trên tàu phải cung cấp các thông tin và hướng dẫn cần thiết cho tất cả các thành viên trên tàu về cách sử dụng thiết bị GMDSS để gửi một báo động cấp cứu trong các trường hợp cấp cứu;

.3 Đảm bảo hướng dẫn về thiết bị khẩn cấp phải được sử dụng để cung cấp chức năng GMDSSnhư một cuộc diễn tập "rời tàu",

.4 Đảm bảo việc kiểm thử thiết bị GMDSS chỉ được thực hiện dưới sự giám sát của người chịu trách nhiệm về các thông tin liên lạc trong các sự kiện cấp cứu;

.5 Đảm bảo việc kiểm thử thiết bị GMDSS hoặc các cuộc diễn tập không bao giờ được phép gây ra các báo động cấp cứu giả;

.6 Đảm bảo các nhận dạng được mã hóa trong các phao EPIRB phải được đăng ký một cách chính xác trong cơ sở dữ liệu có thể truy cập 24h/ngày hoặc được cung cấp tự động tới các cơ quan tìm kiếm cứu nạn(Thuyền trưởng phải  xác nhận các phao EPIRB đã được đăng ký trên cơ sở dữ liệuCospas-Sarsat, việc này hỗ trợ các dịch vụ tìm kiếm cứu nạn xác minh tàu bị nạn trong các sự kiện cấp cứu );

.7 Đảm bảo dữ liệu đăng ký phao EPIRB, Inmarsat và DSC được cập nhật ngay lập tức nếu có bất kỳ thay đổi thông tin nào liên quan đến tàu như chủ tàu, tên tàu hoặc quốc gia treo cờ, và đảm bảo cập nhật lại dữ liệu mới của tàu vào thiết bị GMDSS có liên quan;

.8Đối với các tàu đóng mới thì vị trí lắp đặt phao EPIRB phải đảm bảo được xem xét ở giai đoạn thiết kế và thi công ban đầu;

.9 Đảm bảo các phao EPIRB được lắp đặt cẩn thận theo đúng các hướng dẫn của nhà sản xuất và được các nhân viên có trình độ sử dụng Phao EPIRB phải được lắp đặt ở một vị trí cho phép chúng có thể tự nổi và tự động kích hoạt khi tàu đắm. Phải bảo quản để đảm bảo phao không bị can thiệp vào hoặc bị kích hoạt không mong muốn. Nếu mã hóa phao cần được thay đổi hoặc các pin nguồn cung cấp đang được bảo dưỡng, thì nhất thiết phải tuân theo các yêu cầu của nhà sản xuất một cách nghiêm ngặt. Trong một số trường hợp dây buộc phao EPIRB bị gắn chặt vào tàu nên không thể nổi tự do trên mặt nước.

.10 Đảm bảo các phao EPIRB không bị kích hoạt nếu tàu bị nạn đã nhận được sự trợ giúp ngay lập tức (các phao EPIRB dùng để gọi trợ giúp nếu tàu không thể nhận được sử trợ giúp bằng các phương thức khác, và để cung cấp thông tin vị trí và các tín hiệu hiện trường cho các đơn vị tìm kiếm cứu nạn);

.11 Đảm bảo nếu một tàu vô tình phát báo động cấp cứu thì tàu sẽ phải cố gắng liên lạc với Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn bằng bất kỳ phương tiện nào để hủy báo động cấp cứu giả theo các quy trình;

.12 , Sau khi sử dụng phao EPIRB trong trường hợp khẩn cấp, cố gắng tìm lại được phao EPIRB và ngắt kích hoạt

.13 Đảm bảo khi phao EPIRB bị hư hỏng và cần phải hủy, nếu tàu được bán làm phế liệu, hoặc nếu phao EPIRB không còn được sử dụng vì bất kỳ lý do gì, thì phải ngừng hoạt động phao EPIRB bằng cách thực hiện tháo pin nguồn cung cấp và nếu có thể trả lại nhà sản xuất hoặc thực hiện phá hủy phao.

Lưu ý: Nếu phao EPIRB được trả lại cho nhà sản xuất, thì thiết bị phải được đặt trong hộp kim loại để tránh thiết bị phát tín hiệu trong quá trình vận chuyển.